Mồi Câu Cá Tra

Video mồi câu cá tra

1. Tìm hiểu về đặc tính của cá tra

  • Ngoại hình cá tra

Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của cá tra đó là chúng có lớp da trơn, không có vảy, thân dài và dẹp như cá mè. Lưng có một chiếc vây như cao hơn so với vây dưới bụng. Trền lưng cá tra sẽ có màu xám đen và càng xuống phần bụng sẽ chuyển sang màu trắng. Cá tra có miệng khá rộng, mắt lớn và đầu to vừa phải.

Cá tra có cân nặng trung bình khi đạt ở mức trưởng thành là 5 kg. Cá tra là một trong 11 loài cá thuộc họ cá tra (Pangasiidae) đã được tìm thấy ở sông Cửu Long (Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam). Trong đó có 5 loài được nuôi nhiều nhất hiện nay ở Đồng Tháp và An Giang, chủ yếu nuôi trong ao và trong bè trên sông. Tên khoa học của cá tra là Pangasianodon hypophthalmus, của cá basa là bocourti. Cả hai loài này đều thuộc giống Pangasius, họ Pangasidae, bộ Siluriformes, lớp Osteichchthyes và ngành Chordata.

  • Mùa sinh sản của cá tra

Cá tra có đặc điểm không sinh sản trong môi trường nuôi nhốt, khi chúng sinh sản sẽ ngược dòng sông lên Campuchia, Thái Lan,…Theo khảo sát, chu kì sinh sản của cá tra từ tháng 10 cho đến tháng 5 năm sau, sau đó lại xuôi về đồng bằng.

  • Môi trường sống của cá tra

Muốn chuyến đi câu thành công, cần thủ phải nắm bắt được tập tính sống cũng như nguồn thức ăn mà chúng ưa thích, từ đó sẽ có những vị trí đặt thả câu cũng như các bài mồi hiệu quả nhất. Cá tra khá phàm ăn và chúng là loài ăn tạp, thích vị chua và tanh của thức ăn.

Môi trường sống của cá chủ yếu là nước ngọt nhưng có thể sống ở vùng nước lợ. Cá tra chỉ sống được ở nhiệt độ từ 15 độ đến 40 độ. Có lẽ những lý do này mà cá tra hầu như không xuất hiện ở ngoài bắc.

  • Thời tiết và địa điểm để cá tra ăn mồi.

Cũng tương tự như những giống cá khác, khi trời nóng quá hoặc gặp trời mưa cá sẽ không đi ăn. Mùa xuân là thời điểm bắt đầu ăn mồi mạnh nên đi câu vào thời điểm này sẽ là sự hợp lý. Hoặc sau cơn mưa, nước sông, hồ lặng gió, thời tiết mát mẻ, hửn nướng là cá tra sẽ lùng sục tìm mồi mạnh, lúc này thả câu thì chỉ có mỏi tay mà thôi.

See also  Cần Câu Lure Rút Gọn

Địa điểm thả câu nên chọn những nơi bạn cho là cá hay lẩn trốn như rặng cây, vỉa đá, cây cọc. Lưu ý chỗ đó cần phải yên tĩnh, tránh nơi con người đi lại nhiều. Tốt nhất là nếu đi câu cá sông tự nhiên, cần thủ cần chọn mặt nước sủi bong bóng, gợi sóng vì chỗ đó cá đang kiếm ăn, còn nếu câu hồ dịch vụ, bạn nên chọn chỗ chủ hồ hay cho cá ăn, vì theo thói quen, cá tra vẫn kiếm ăn quanh đó.

2. Kinh nghiệm câu cá Tra siêu nhạy

Cá sống ở sông tự nhiên và hồ dịch vụ sẽ có nguồn thức ăn khác nhau. Cá nuôi sẽ thích ăn mồi có cám…

Chọn vị trí câu tốt nhất: gần nơi cá có thể lẩn trốn, bóng mát, ít người qua lại hoặc nơi cá được cho ăn hàng ngày.

Nếu gặp phải hồ sâu nước lạnh thì đánh cá bằng cám đạm cao. Nếu đánh cơm thì chọn cơm mặn, béo và được ủ chua.

Nếu gặp phải hồ cạn thì tìm vị trí sâu nhất thả mồi, đây là nơi trú ẩn của cá tra. Nếu mồi cám chọn độ tanh vừa, độ đạm vừa phải, mùi thơm. Nếu mồi cơm thì không quá chua, độ béo và độ mặn vừa phải.

Mồi câu không được cứng vì cá tra chỉ bị thu hút bởi mồi mềm.

Để xác định được cá tra thích ăn những loại thức ăn nào, người ta đã phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày của chúng khi vớt được trên sông. Kết quả cho thấy thức ăn động vật chiếm phần lớn, theo tỷ lệ như sau: Nhuyễn thể (35,4%), cá nhỏ 31,8%, côn trừng (18,2%), thực vật dương đẳng (10,7%), thực vật đa bào (1,6%), giáp xác (2,3%)

See also  Kinh doanh đồ câu cá - Bí quyết thành công của Thế Giới Đồ Câu

Từ đây có thể thấy rằng, thức ăn của cá tra rất đa dạng.

  • Nhuyễn thể: là các loại động vật thân mềm, có vỏ đá vôi bao ngoài giống như các loài ốc, không xương.
  • Các loài cá nhỏ: có thể là cá con hoặc các giống cá trưởng thành với kích thước nhỏ.
  • Các con côn trùng: sinh vật không xương, côn trùng bọ gậy,…
  • Thực vật dương đắng: các cây mọc dưới nước có vị đắng.
  • Thực vật đa vào: một số thực vật có màu xanh sinh sống dưới nước ví dụ như dụ tảo.
  • Giáp xác: tôm

Cũng qua phân tích của các nhà khoa học, mồi câu cá tra phải mềm không được cứng. Cá tra dễ nuôi vì khả năng ăn tạp nhiều thức ăn.

3. Chia sẻ cách làm mồi câu cá tra hiệu quả

Cá tra ăn khá tạp và háu ăn nên cần thủ không phải băn khoăn, lo lắng đến việc câu cá tra bằng loại mồi gì. Một số loại mồi yêu thích của dòng cá tự nhiên này đó là: cá nhỏ, mồi chua, côn trùng và cả các dòng động vật phù du và trọ thủ đắc lực đến từ Mồi câu cá Hùng Vương. Công thức làm mồi câu cá tra cực nhạy dưới đây có thể dùng ở nhiều địa điểm, tùy từng trường hợp. Từ đó bạn sẽ biết cách vận dụng các bài mồi khác nhau.

  • Mồi chuyên dùng câu cá Tra Hùng Vương

Đây là bài mồi được các cần thủ vận dụng và mang lại hiệu quả rất cao.

See also  Câu Cá Rô Đồng - Nghệ Thuật Của Đồ Câu

Hướng dẫn sử dụng:

CT1: Cá mới thả Trộn đều mồi với nước hồ theo tỷ lệ 1 phần mồi 0,6 phần nước, nếu mồi cứng thì cho thêm nước đến khi mồi dẻo. Ủ mồi sau 10 – 15 phút, nhồi lại cho mồi dẻo rồi câu.

CT2: Cá Bể Nguyên liệu: 1. Sữa chua Vinamilk: 02 hộp; 2. Pho mai con Bò cười: 02 cục; 3. Sữa tươi Vinamilk: 150ml; 4. Mồi chuyên cá Tra (Hùng Vương): 500gr; 5. Nước suối: 500ml (Dùng nước hồ là tốt nhất) Cách trộn: Trộn đều 1->3 sau đó đổ Mồi chuyên cá Tra vào và đảo đều, nếu thấy mồi cứng thì cho nước từ từ đến kho mồi dẻo, ủ mồi khoảng 15 phút rồi nhồi lại cho mồi dẻo là câu.

CT3: Cá cực Bể Nguyên liệu: 1. Pho mai con Bò cười: 02 cục; 2. Trứng vịt sống: 03 quả; 3. Mẻ chua: 01 chén cơm; 4. Mồi chuyên cá Tra (Hùng Vương): 500gr; 5. Nước suối: 500ml (Dùng nước hồ là tốt nhất); 6. Bột trắng (Hùng Vương): 01 hũ.

Cách trộn: Trộn đều 1->3 sau đó đổ Mồi chuyên cá Tra vào và đảo đều, nếu thấy mồi cứng thì cho nước từ từ đến kho mồi dẻo, ủ mồi khoảng 15 phút rồi thêm 5-10 muỗng Bột trắng, nhồi lại cho mồi dẻo là câu.

Công thức trên bạn có thể tự chế cho mình công thức tốt nhất để câu cá Tra. Với những người bận rộn suốt 1 tuần làm việc thì để làm mồi câu và ủ mồi rất tốn thời gian. Nhưng bạn có thể đặt mua mồi câu cá tra Hùng Vương ngay tại đây. Đơn giản và tiết kiệm thời gian của bạn.

Chúc các cần thủ của tôi luôn có một cuộc săn đầy thành quả.